Thông tin cảnh báo
Tin vào thảo dược có thể chống virus corona, chuyên gia cảnh báo gì?
(VietQ.vn) - Trước tình hình dịch virus corona bùng phát ngày càng mạnh người dân Trung Quốc đã tìm mua loại thảo dược có tên là Song Hoàng Liên có thể ức chế loại virus này.

Báo VnExpress dẫn thông tin từ AFP cho biết, trước tình trạng người dân xếp hàng mua thảo dược để chặn virus corona, chuyên gia kiểm soát dịch bệnh Trương Bá Lạp cảnh báo rằng, thảo dược Song Hoàng Liên được điều chế từ cây kim ngân và một số loại cây khác, có thể gây ra một số tác dụng phụ. Do đó, giới chuyên gia Trung Quốc khuyến cáo dân chúng không nên sử dụng các biện pháp truyền thống nếu chưa có hướng dẫn từ bác sĩ.

Tờ People's Daily cũng đăng khuyến cáo rằng "ức chế không đồng nghĩa với ngăn chặn và điều trị virus corona" và nhắc nhở người dân không nên đổ xô đi mua Song Hoàng Liên. Bất chấp chính quyền cảnh báo tránh tập trung đông người để phòng virus lây lan nhiều người vẫn xếp hàng xuyên đêm ngoài các hiệu thuốc khắp Trung Quốc để mua thảo dược này.

Liên quan tới việc tìm kiếm thuốc có thể điều trị được virus corona này, Trung Quốc đang tìm cách sử dụng các liệu pháp y học cổ truyền trong cuộc chiến chống viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (nCoV), dịch bệnh khởi phát tại Vũ Hán từ tháng 12/2019 và lan ra toàn bộ 31 tỉnh thành nước này. Tính đến ngày 2/2, đã có 304 người ở Trung Quốc và một người ở Philippines thiệt mạng, hơn 14.500 ca dương tính với nCoV được ghi nhận. Dịch đã xuất hiện ở 25 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Người dân Trung Quốc mua thảo dược Song Hoàng Liên vì cho rằng chống được virus corona nhưng các chuyên gia khuyến cáo thận trọng và phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ảnh: AFP

Đã có 6.000 nhân viên y tế cổ truyền đã được Bộ Y tế Trung Quốc cử đến tâm dịch Vũ Hán. Các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đang nghiên cứu công dụng tiềm năng của các loại thảo dược trong giảm triệu chứng của viêm phổi cấp do nCoV. Tuy nhiên, hiện chưa có trường hợp nào chứng minh Song Hoàng Liên hoặc các loại thảo dược truyền thống có khả năng điều trị nCoV.

Chuyên gia Marc Freard thuộc Hội đồng Học thuật Y học Trung Hoa cho biết các công thức truyền thống có thể dùng trong điều trị cho những người có triệu chứng như sốt hay nhiều đờm. "Nhiều biện pháp giảm triệu chứng trên thị trường có chất lượng không đáng tin. Các loại thuốc cổ truyền Trung Quốc thiếu tiêu chuẩn khoa học về tính hiệu quả bởi chúng phụ thuộc vào điều trị cá nhân", Freard nói.

 

 

 

 

 

 

Trong đợt bùng phát Hội chứng hô cấp cấp tính nặng (SARS) năm 2002-2003, nhiều loại thuốc truyền thống được kết hợp sử dụng rộng rãi với liệu pháp phương Tây. Song một nghiên cứu được công bố năm 2012 trong cơ sở dữ liệu tổng quan hệ thống của Cochrane cho thấy "không có khác biệt" khi sử dụng liệu pháp "đông tây y kết hợp" trong điều trị SARS.

Trong khi đó, Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ đang nỗ lực điều chế vắcxin ngăn virus corona nhưng dự kiến vài tháng nữa mới đi vào thử nghiệm và phải mất tới hơn một năm loại vắcxin này mới được sản xuất hàng loạt.

Trong khi các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang nỗ lực nghiên cứu vaccine đối phó với dịch viêm phổi do virus corona mới (2019-nCoV) gây ra, Bộ Y tế Nga công bố 3 loại thuốc có thể dùng để điều trị cho các bệnh nhân.   
Theo Reuters, 3 loại thuốc mà Bộ Y tế Nga tin tưởng có thể dùng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus nCoV gồm ribavirin, lopinavir/ritonavir và interferon beta-1b. Các thuốc này thường được sử dụng cho các bệnh nhân viêm gan, HIV và đa xơ cứng.

Bộ Y tế Nga không chỉ đưa ra khuyến nghị mà còn miêu tả chi tiết phác đồ điều trị đối với các bệnh nhân nhiễm nCoV. Bộ này cũng chỉ dẫn rằng, để ngăn chặn và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng do virus nCoV gây ra, thuốc cần được sử dụng trong vòng 2 ngày kể từ khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Bộ Y tế Nga cũng khuyến cáo việc giữ gìn vệ sinh để tránh lây nhiễm như thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang.

Ribavirin từng được sử dụng trong điều trị dịch SARS năm 2003 ở Trung Quốc. Đại dịch SARS đã lấy đi sinh mạng của khoảng 774 người, khiến hơn 8.000 người nhiễm bệnh ở 17 quốc gia trên thế giới. Dịch viêm phổi do nCoV gây ra bùng phát từ Trung Quốc cuối năm ngoái và đang lan rộng với tốc độ nhanh chóng, đến nay đã có 258 người tử vong, hơn 11.000 người nhiễm bệnh.

Nguồn: vietq.vn

 

Tin khác