Thông tin cảnh báo
Những thực phẩm chứa quá nhiều đường gây hại cho trẻ nhỏ
Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất của con người ngay từ khi còn nhỏ tuy nhiên có nhiều loại thực phẩm không tốt nếu ăn quá thường xuyên.

Thực phẩm ăn sẵn cho trẻ em chứa quá nhiều đường

Theo báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ), thực phẩm ăn sẵn dành cho trẻ nhỏ thường có hàm lượng đường rất cao. Để có kết quả trên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành kiểm tra gần 8.000 sản phẩm từ hơn 500 cửa hàng tại Áo, Bulgaria, Israel và Hungary.

WHO cho biết trong một nửa số sản phẩm được kiểm tra, hơn 30% lượng calorie là hoàn toàn đến từ đường. Khoảng 1/3 sản phẩm trong số này được cho thêm đường và các chất tạo ngọt khác.

WHO nhấn mạnh, dù thành phần tự nhiên của các thực phẩm như hoa quả và rau củ cũng đã chứa hàm lượng đường cần thiết cho chế độ ăn của trẻ, song việc các thực phẩm ăn sẵn vẫn chứa hàm lượng đường cao đã gây quan ngại.

Thực phẩm ăn sẵn chứa rất nhiều đường cần tránh dùng cho trẻ. Ảnh: Tuổi Trẻ 

WHO cảnh báo việc nạp lượng lớn đường sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân và sâu răng, trong khi việc tiếp xúc sớm với các sản phẩm quá ngọt có thể dẫn đến xu hướng hảo ngọt lâu dài có hại cho sức khỏe. Giám đốc khu vực châu Âu của WHO Zsuzsanna Jakab khẳng định dinh dưỡng lành mạnh từ lúc sơ sinh đến những năm đầu đời là rất quan trọng trong việc đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ, cũng như đảm bảo sức khỏe tốt hơn trong những năm sau này.

Theo báo cáo, khoảng 60% trong số những thực phẩm được kiểm tra đều dán nhãn phù hợp cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, trái ngược với khuyến cáo của WHO rằng trẻ em trong độ tuổi này chỉ cần sữa mẹ.

WHO tuyên bố đang cập nhật hướng dẫn để giúp các nước thành viên thông qua luật mới nhằm hạn chế lượng đường mà trẻ em nạp vào cơ thể. Tổ chức này muốn chấm dứt việc quảng cáo các sản phẩm thay thế cho sữa mẹ, đồng thời khuyến cáo trẻ em từ 6 tháng - 2 tuổi cần được cho ăn thực phẩm dinh dưỡng chuẩn bị tại nhà.

Tổ chức trên cũng kêu gọi cấm cho thêm đường và chất tạo ngọt vào thức ăn của trẻ nhỏ, cho rằng các nhãn dán trên kẹo và nước ngọt phải nêu rõ rằng những sản phẩm này không phù hợp với trẻ em dưới 3 tuổi.

Ngũ cốc

Bánh ăn nhẹ ngũ cốc, điểm tâm ngũ cốc và các loại thực phẩm tương tự khác có vẻ rất lành mạnh, các quảng cáo giới thiệu rằng chúng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Trên thực tế, những thực phẩm này không chứa bất kỳ yếu tố lành mạnh nào. Nhưng chúng chứa rất nhiều đường. Tất cả yếu tố lành mạnh của ngô, lúa mì và yến mạch bị loại bỏ trong quá trình sản xuất và chỉ còn lại carbohydrate.

Rất khó để thỏa mãn cơn đói với thức ăn này, nên chỉ vài giờ sau đứa trẻ sẽ lại đói. Một thay thế tốt là bột yến mạch. Bạn có thể thêm trái cây và các loại hạt để làm cho nó hấp dẫn hơn cho trẻ em.

Sữa pha

Nếu phân vân giữa một loại soda và một sữa pha thì hầu như các bậc phụ huynh sẽ chọn sữa khuấy vì tin rằng chúng tốt. Nhưng thực ra là chúng cũng nguy hiểm như soda và chứa rất nhiều chất béo và đường.

Nghiên cứu mới nhất nói rằng uống thức uống béo thường xuyên có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tim mạch. Sản phẩm này nguy hiểm ngay cả đối với người lớn chứ không chỉ với trẻ em.

Không thể tránh khỏi việc cho trẻ ăn đường và các chất không cần thiết. Tuy nhiên điều quan trọng là định hình thái độ chính xác với thực phẩm ngọt.

Do đó cha mẹ nên giải thích cho trẻ em rằng đồ ngọt là món tráng miệng và chúng không thể thay thế thức ăn bình thường. Nếu một người có thói quen ăn kiêng tốt khi còn bé, có khả năng cao là họ cũng sẽ ăn thức ăn lành mạnh khi trưởng thành.

                                                                                                  Nguồn: vietq.vn

Tin khác